-
Giỏ hàng của bạn trống!
Diệt mối
27/10/2020
-
0 lượt xem
1/ Diệt mối là gì?
– Diệt mối là nghành nghề mới phát triển trong vài năm trở lại đây khi mà nhiều nhà, kho, xưởng, công ty, xí nghiệp,… sử dụng đồ gỗ, nội thất gỗ, thùng gỗ, cửa gỗ,…. càng nhiều thì tạo điều kiện thuận lợi cho mối phát triển và tấn công các vật dụng bằng gỗ. Nên việc diệt mối là cần thiết.
– Diệt mối có thể hiểu đơn giản là diệt sạch hoàn toàn và ngăn ngừa những con mối đang có trong nhà bằng nhiều phương pháp khác nhau một cách triệt để nhất.
– Mối thường ở sâu dưới lòng đất khi nguồn thức ăn của mối đã sạch chúng sẽ men theo đường ống nước, dây điện, cống thoát hoặc một số con mối sẽ tiến hóa mọc cánh bay vào và tấn công ngôi nhà của chúng ta thì chúng ta cần diệt mối.
2/ Dấu hiệu nhận biết bị mối.
– Dấu hiệu dễ nhận thấy là đã bị mối nhất là xung quanh chân tường, cột, kèo, có những đường đất nhỏ chạy dọc theo chân tường là nhà đã bị mối.
– Mối ăn bên trong gỗ thông thường chúng ta phát hiện ra thì các vật dụng bị mối ăn hoàn toàn hư hỏng không thể sửa chữa mà chỉ có thay thế mới.
– Một khi nhà bị mối vào ban đêm chúng ta sẽ nghe được tiếng mối ăn gỗ ( rạo rạo) là nhà đã có mối.
3/ Tổ chức xã hội của mối.
– Theo nghiên cứu của các nhà khoa học hệ thống tổ mối sẽ gồm những loại mối sau;
+ Mối chúa, mối hậu: Đầu nhỏ, bụng to (có thể dài từ 12–15 cm). Bộ phận sinh dục phát triển.
Mối hậu có thể sống 10 năm; lúc đầu đẻ ít trứng, sau 4-5 năm, bộ phận sinh dục trưởng thành, mỗi ngày có thể đẻ ra 8000-10000 trứng.
+ Mối lính: Mối lính phân hóa từ mối thợ. Mối lính không nhiều, chủ yếu canh gác và tấn công. Cặp hàm trên mối lính rất phát triển (là vũ khí lợi hại của chúng), có con còn có tuyến hàm tiết ra dịch nhũ trắng, khi đánh nhau có thể phun chất dịch làm mê đối phương. Giác quan hai bên miệng của mối lính rất đặc biệt, mất khả năng lấy mồi, khi cần thì mối thợ phải cho mối lính ăn.
+ Mối thợ: Cơ thể nhỏ, các chi phát triển, Mối thợ chiếm số đông, tới 70-80% trong đàn mối, gánh vác mọi công việc trong vương quốc như xây tổ, làm đường, chuyển trứng, hút nước, nuôi nấng mối non… Mối thợ dùng đồ ăn và bùn, qua gia công kỹ lưỡng cho dính vào nhau để xây tổ. Có tổ chính và tổ phụ, là nơi chủ yếu để đàn mối sinh hoạt tập thể và sinh sống. Ở châu Phi, có loài mối xây tổ trên mặt đất thành gò mối cao đến 10 m và rất chắc chắn, tựa như pháo đài, thành lũy vậy.
+ Mối cánh: Là những con mối cái trưởng thành khi phát triển sẽ mọc cánh và bay vào nhà chúng ta và hình thành tổ mối mới và xã hội mới.
4/ Cách diệt mối như thế nào?
– Như chúng ta đã biết tập tính của loài mối chúng ta sẽ dùng biện pháp diệt mối sinh học dạng lây lang.
– Đầu tiên: Chúng ta sẽ tập trung những con mối đang ăn trong nhà ( mối thợ) vào trong hộp nhữ với số lượng lớn.
– Sau đó chúng ta sẽ dùng thuốc diệt mối sinh học gây bệnh cho chúng bằng cách rắc trực tiếp thuốc lên cơ thể của mối thợ, sau đó thả lại mối ngay vị trí ban đầu. Để khi mối thợ mang thức ăn về nuôi mối chúa sẽ mang theo thuốc chúng ta đã rắc để lây thuốc cho mối chúa. Và tổ mối hoàn toàn sạch sẽ.
5/ Giai đoạn diệt mối tốt nhất.
– Giai đoạn diệt mối móng, nền: ở giai đoạn này chúng ta dùng phương pháp hóa học đó là dùng hóa chất phun hoặc bơm áp lực lên bề mặt đất giúp tiêu diệt những tổ mối đang có dưới lòng đất, với hoạt chất đặc biệt tạo thành một tấm giáp vô hình ngăn các tổ mối xung quanh tấn công vào công trình hoặc nhà ở.
6/ Những loại thuốc nào để diệt mối?
– Thuốc PMC 90.
https://dietmoiaz.com